Theo số liệu thống kê của bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương, có hơn 85% số trẻ em từ 6-8 tuổi bị sâu răng. Tại sao tỷ lệ sâu răng ở trẻ em lại cao như vậy? Làm sao để phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh sâu răng ở trẻ em? Những thông tin sau đây vô cùng bổ ích cho bậc cha mẹ.
Sâu răng ở trẻ nhỏ.
Những chiếc răng sâu xấu xí thường khiến con bạn đau nhức hoặc gây khó dễ trong việc nuốt thức ăn. Dưới đây là những hiểu biết xoay quanh vấn đề sâu răng ở trẻ mà bạn cần lưu ý.
Vì sao trẻ bị sâu răng?
Sâu răng là một bệnh do hậu quả của tổng hợp các yếu tố nguy cơ như: Độ cứng của men và ngà răng không cao, ít nước bọt hoặc ít các thành phần bảo vệ tổ chức cứng của răng trong nước bọt. Chế độ ăn uống nhiều đường, tinh bột, hydratcarbon. Bề mặt răng dễ bị lưu mắc thức ăn, vệ sinh răng miệng không tốt làm tăng mật độ và số lượng vi khuẩn gây sâu răng…
Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu, lúc này người bệnh chưa cảm thấy gì, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra.
Một thời gian sau, răng biến đổi sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện, trẻ cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau do thức ăn nóng giắt vào.
Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong calcium và mềm hoá, nhiễm vào tầng sâu của răng, làm cho bệnh nặng hơn. Khi răng đau kéo dài, hoặc mức độ đau gia tăng thì rất có thể tuỷ răng đã bị viêm.
Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ.
Để có thể tìm ra cách chữa sâu răng cho trẻ em hiệu quả, trước tiên cần phải nắm được nguyên nhân gây sâu răng để có cách khắc phục hợp lý. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng sâu răng phổ biến ở trẻ em:
+ Không đánh răng thường xuyên
+ Ăn những thực phẩm đồ uống, dễ gây sâu răng
+ Bị dối loạn tiêu hóa
+Đánh răng không đúng cách
Hầu hết bệnh sâu răng ở trẻ em chủ yếu là do vệ sinh răng miệng không tốt thêm vào đó đồ ngọt lại là món ăn khoái khẩu của bé, khi các mảng bám thức ăn tồn tại nhiều trên thân răng.
Phòng bệnh sâu răng ở trẻ em.
Trước hết phải vệ sinh rằng miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ. Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường. Trẻ em thời kỳ mọc răng, thay răng càng phải đặc biệt quan tâm đến hàm răng, như cho trẻ ăn đủ chất tạo răng, đánh răng và dạy cho trẻ biết đánh răng cho mình.
Dùng kem đánh răng có chứa florine, có thể dùng thêm nước súc miệng, diệt khuẩn sau bữa ăn. Những phụ nữ mang thai cần bổ sung calcium để trẻ sinh ra không bị thiếu chất tạo răng. Mọi người cũng cần khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những biến đổi của răng, có các biện pháp điều trị phù hợp.
Nguồn:http://chamsocrang.org
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn