Răng hàm giữ vai trò quan trọng trong chức năng ăn nhai, vì vậy nếu bạn bị sâu răng hàm thì chức năng ăn nhai của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất là lớn. Khi răng hàm của bạn bị sâu cần chữa trị ngay nếu không sẽ gây ra những biến chứng rất nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
1- Sâu răng hàm là bệnh gì nguyên nhân và những biến chứng của sâu răng hàm?
Sâu răng hàm là gì?
Răng hàm bắt đầu từ răng số 4 tính từ răng cửa số 1. Sâu răng hàm là sự phá hủy của các bộ phận răng cấu tạo nên răng bắt đầu từ men răng, ngà răng, tủy. Mức độ sâu sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn, dưới tác động của vi khuẩn và axit làm phân rã liên kết cấu tạo của men răng và ngà răng.
Nguyên nhân sâu răng hàm
Vệ sinh răng miệng không tốt là nguyên nhân chính làm cho răng hàm bị sâu, vì răng hàm là nơi khó vệ sinh nhất. Nên nếu không được vệ sinh tốt răng hàm là nơi dễ tích tụ nhiều vi khuẩn nhất. Chất đường trong mảng bám sẽ là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn phá hủy răng.
Sâu răng hàm
Dấu hiệu của bệnh sâu răng hàm
Răng hàm ở trong cùng nên rất khó phát hiện nếu như răng mới bắt đầu sâu ở giai đoạn đầu. Khi xuất hiện sâu răng, các lỗ đen nhỏ li ti sẽ dần xuất hiện và kích thước lỗ đen sẽ rộng dần và sâu hơn. Sâu răng hàm thường bắt đầu từ những rãnh ở trên mặt nhai sau đó là sâu rãnh ở bên. Vì trên bề mặt răng hàm có các gờ rãnh khó làm sạch, là nơi tích tụ nhiều mảng bám thức ăn.
Do đó, nếu sâu răng hàm thì mặt nhai sẽ bị sâu trước sau đó đến mặt bên. Những vết đen sẽ bắt đầu rộng dần và ăn mòn dần từ men răng đến ngà răng và cuối cùng là viêm tủy.
Sâu răng hàm ở mức độ nặng
Xem thêm : Niềng răng có đau không ?
Sâu răng hàm và những biến chứng nguy hiểm
Răng hàm khi bị sâu nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Sâu răng sẽ ăn mòn dần các bộ phận của răng, nguy hiểm hơn nếu lan đến tủy thì sẽ gây viêm tủy sinh ra ổ mủ dưới nướu làm tiêu xương ổ răng. Khi bị tiêu xương ổ răng, các dây chằng nha chu sẽ làm cho răng bị lung lay.
Nhổ răng hàm, sẽ làm cho những răng bên cạnh chen lấn sang vùng răng bị mất. Để tránh tình trạng này có thể lại phải sử dụng những phương pháp hỗ trợ như làm cầu răng hoặc cấy ghép Implant.
2- Cách điều trị sâu răng hàm
Sâu răng hàm cách điều trị hiệu quả nhất chính là trám răng. Để tránh cho sâu răng lan rộng hơn trên bề mặt răng, khi đó các lỗ sâu răng sẽ được lấp đầy bằng các vật liệu để trám răng có thể bằng amalgam, sứ, hoặc kim loại quý. Khôi phục lại chức năng ăn nhai của răng. Chỉ khi răng bị mẻ quá to hoặc tủy chết thì mới nên nhổ răng.
Trám răng
Để trám răng, cần phải nạo bỏ những vùng răng bị mủn sau đó hàn trám lại để bảo vệ mô răng thật còn lại.
Trường hợp răng bị viêm tủy cần phải lấy tủy triệt để, sau đó lấp ống tủy và hàn trám răng hoặc bọc sứ để phục hồi lại hình thể của răng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về sâu răng hàm, để có một hàm răng khỏe mạnh chúng ta nên chăm sóc răng miệng cẩn thận để không mắc phải vấn đề bệnh lý răng miệng nào là điều tốt nhất.
Nguồn: http://chamsocrang.org/
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn